CHÉN RƯỢU ĐỜI
Đêm lạnh, rượu nồng, tôi với tôi
Nhấp từng giọt một những buồn vui
Giọt mừng hội ngộ, rưng rưng khóc
Giọt hận tình phai, ngất ngưởng cười
Giọt đắng, giọt cay tràn khóe mép
Giọt thương, giọt nhớ lịm bờ môi
Trăng tàn, chén cạn, bình trơ đáy
Đâu giọt yêu thương ở cuối đời?
Phương Hà
Làm thơ về uống rượu thì có hằng hà thi sĩ. Làm thơ về uống
rượu một mình thì cũng khá đông, nhưng đa số là người nam, ít có khi là người
nữ. Trong khuôn khổ các trang thơ tôi thường đọc, tôi nhớ có nữ sĩ quá cố Hoa
trong Hoa làm thơ về uống rượu hay tuyệt vời.
Hôm nay tôi lại đọc được một bài thơ hay về uống rượu của
Phương Hà. một tác giả nữ mà phong cách uống rượu cũng khác người ta và phong
cách thơ cũng rất nhẹ nhàng quý phái .
Hãy đi vào hai câu mở
ta thấy ngay cái phong cách uống rượu khác lạ kia:
Đêm lạnh,
rượu nồng, tôi với tôi
Nhấp từng
giọt một những buồn vui
Khác với mọi người và
khác với thường tình,Phương Hà không uống rượu từng ly hay từng ngụm. Tác giả
bài thơ chỉ nhắp rượu từng giọt mà thôi và mỗi giọt rượu kèm theo một suy gẫm
về một quảng đời nào đó của mình. Với Phương Hà, uống rượu không phải để quên
buồn, không phải để mừng vui, mà để lắng sâu tâm hồn, thả con thuyền tâm tư
trôi trên dòng sông ký ức của đời mình.
Cách uống rượu nầy hiếm thấy ở bàn rượu thường tình, mà theo tôi chỉ có ở những
con người cốt cách điềm đạm, thanh tao và có tâm hồn sâu lắng, nhạy cảm.
Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau bước qua câu trạng:
Giọt mừng
hội ngộ, rưng rưng khóc
Giọt hận
tình phai, ngất ngưởng cười
Hội ngộ mà rưng rưng khóc là đúng, nhưng tình phai mà ngất
ngưỡng cười là điều khó thấy. Tuy thế đây không phải là sơ hở nghịch lý của bài
thơ mà đây đúng là một tâm trạng có thật xảy ra trong lòng tác giả. Đỉnh cao
của nỗi buồn là sự tê tái, trên sự tê tái là nụ cười mất cảm giác thành ra ngô
nghê, và trên cái cười ngô nghê là tiếng cười ngất ngưởng, tiếng cười điên
loạn. Tất nhiên ở đây không thể nói Phương Hà đã điên loạn nhưng nụ cười ngất
ngưởng trong thơ phần nào thể hiện sự đắng cay đã đến chổ bất cần đời. Hai câu
thơ nầy cũng nói lên một tâm hồn đa cảm, biến chuyển từ vui mà khóc rồi buồn
đến cười ngất ngưởng trong phút giây.
Và đến hai câu luận
là nước mắt:
Giọt
đắng, giọt cay tràn khóe mép
Giọt
thương, giọt nhớ lim bờ môi
Đây là thời điểm mà tác giả không còn gượng đứng được nữa,
tâm hồn đã chùng xuống suy sụp trong thương nhớ, trong đớn đau, trong suy tư về
nỗi thăng trầm của đời mình trong quá khứ. Tôi nghĩ bây giờ tác giả không còn
điềm đạm uống từng giọt rượu đâu, mà rượu đã “tràn khóe mép”, “ lịm bờ môi” hòa
quyện cùng dòng nước mắt tuôn rơi. Phương Hà bây giờ không còn là tiên ông
thoát tục nữa, mà bộc lộ hoàn toàn cái
chất nữ nhi yếu đuối của mình, khóc như mưa như gió.
Hai câu kết diễn tả sự trống không hoàn toàn, nỗi cô đơn
không những bao trùm lên vạn vật ở anh trăng tà mà còn cô đọng lại ở chén cạn,
ở bình trơ đáy nữa:
Trăng
tà, chén cạn, bình trơ đáy
Đâu giọt
yêu thương ở cuối đời?
Chữ “giọt yêu thương” còn nói lên sự khát khao vô
cùng tình yêu trong lòng tác giả. Khác với nhiều người, uống
rượu say thì quên hết nỗi sầu, Phương hà uống rượu say thì nhìn thấy rõ nỗi sầu
trong lòng thể hiện ra bên ngoài ngay trên mâm rượu đã tàn, và trong cả ánh
trăng kia. Nàng mong tìm một giọt yêu thương ở cuối đời, nhưng nàng cay đắng
nhận ra rằng trăng đã tà, chén đã cạn, bình đã trơ thì đâu còn giọt nào cho đời
nàng được uống nữa.
“Chén rượu Đời” là
một bài thơ có mạch thơ chững chạc, ý thơ không lạ nhưng cuốn người đọc trong
dòng trầm tư, làm cho nỗi buồn cứ dâng
cao và dâng cao mãi.
Tôi nghĩ đây là bài thơ thành công của tác giả Phương Hà ./.
Châu Thạch
Trả lờiXóaNửa đêm tĩnh giấc hồn ngơ ngác,
Rưọu hết tìm em - tận cuối trời…
Chuc vui ve...an lanh...
Tôi rất thích bài thơ này nên gửi bài họa cùng vui
Trả lờiXóaCHÉN RƯỢU ĐỜI
Họa y đề bài thơ của Phương Hà
Còn chén rượu này uống với tôi
Có người chia sẻ những buồn vui
Giọt thương nốc cạn cho say khướt
Giọt nhớ nhâm nhi để gẫm cười
Giọt đắng ưu tư dòng thế sự
Giọt cay uất nghẹn mép bờ môi
Hợp tan thương hận là quy luật
Giọt cuối cũng xong chén rượu đời!
Diễm Thy - 20140204