GỞI ÔN NGÒAI NỚ
(Thơ mời
họa)
Ai về ngoài nớ gởi thăm ôn
Lụt lội năm ni có lút cồn ?
Nắng ráo lo đào mương cuốc đất
Mưa trơn thì nhổ cỏ lôn môn
Đồng su nước ngập tung tăng cá
Ruộng cạn tràn đê múa máy tôm
Mót nhánh củi nè hun bếp khói
Nếu không đủ ấm - tới bà ôm!
Nguyễn
Thanh Bá
thanhbaxb@yahoo.com.vn
BÀI HỌA 1 :
NHẮN ENG
Eng ở mô hè hãy dặn ôn
Chộ khoai Nghi Lộc ghé thăn cồn
Nhớ cày mụn đất sung cây mạ
Chăm tưới cây vồng tốt bụi môn
Suối cạn chong đèn soi mắt cáy
Vực sâu thả lưới nắm râu tôm
Gió lào thổi rát ta cần quạt
Rét cắt không mền có
mụ ôm.
Gió
Phương Nam
BÀI HỌA 2 :
GHÉ NHÀ ÔN
GHÉ NHÀ ÔN
Chuyến đi du lịch ghé nhà ôn
Vẫn cứ như xưa ở xóm cồn
Phía trước xanh rì dăm bụi chuối
Đằng sau tươi tốt mấy vồng môn
Mùa khô hói cạn đi mò cá
Tháng ướt hồ đầy ra rớ tôm
Ôn chỉ một mình trông quạnh quẽ
Đêm trường vắng mụ lấy mền ôm.
Hoài Thi Lệ
Hải Lăng -
Quảng Trị
BÀI HỌA 3:
CUỘC SỐNG THANH BẦN
CUỘC SỐNG THANH BẦN
Kỳ họp đồng hương vắng mặt ôn
Liền băng qua hói bước lên cồn
Ôn nằm côi ván cầm chai thuốc
Mụ ở đưới nhà xắt bẹ môn
Tiền thiếu nên chi mua ít cá
Thân già đâu dễ rớ nhiều tôm
Bữa cơm đạm bạc dưa cùng muối
Nuốt chẳng buồn trôi lưng chén ôm.
Mộng Thu
Tây
Linh - Huế
BÀI HỌA 4 :
VỀ QUÊ
Trong dịp về quê ghé
viếng ôn
Qua cầu tre nhỏ tới chân cồn
Nhà tranh trơ trọi sau hàng chuối
Giếng nước sơ sài trước bụi môn
Tháng tám mưa về đồng lắm cá
Đầu mùa nước lớn ruộng nhiều tôm
Ôn ngồi dớ mụ sầu
hoen mắt
Núi cả xa mờ mây trắng ôm.
Thu
Trang
Trường TQT
Xà Bang
BÀI HỌA 5 :
TRĂNG
SÁNG DÀ ÔN
Trăng vàng soi tỏ bóng nhà ôn
Mái lá đơn sơ ở cuối cồn
Ếch nhái lao nhao triền cỏ lác
Dế dun rên rỉ góc lùm môn
Ao su gờn gợn sôi tăm cá
Mương cạn sè sè nổi bóng tôm
Ôn vẫn như xưa cười rạng rỡ
Nhìn mây ghẹo nguyệt sượng sùng ôm.
Diễn Hương
Móng Cái
BÀI HỌA 6 :
ĐỌC TIN
Đọc tin báo chí viết về ôn
Mang lấy tội danh lấn xóm cồn
Trước mặt lấp mương trồng bụi chuối
Sau lưng nới dậu dặm hàng môn
Ao làng rình rập mò cua cá
Ruộng họ lăn xăn đơm tép tôm
Già cả còn bon chen cuộc sống
Mai nầy vào khám lấy gì ôm?
Ngọc
Hân
Nghi Lộc -
Nghệ An
BẢI HỌA 7 :
HÌNH NHƯ
Hình như thu chẳng viếng nhà ôn
Thiếu lá vàng rơi rụng cuối cồn
Trước mặt xanh um hang chuối hóp
Sau lưng tươi tốt luống cà môn
Ao sâu giỡn nước bầy cua cá
Hói rộng tranh mồi lũ tép tôm
Ôn mụ hồn nhiên trong cuộc sống
Đêm ngày sẵn có gió sương ôm.
Thúy Ngọc
BR
Vũng Tàu
BÀI HỌA 8 :
AN PHẬN
Đùa giỡn mầng chi tội nghiệp ôn
Để cho an phận ở côi cồn
Gió sương tàn cuộc nhờ tre hóp
No đói qua ngày bỡi sắn môn
Bữa thiếu của ăn đi bắt cá
Hôm khan đồ nhậu tới mò tôm
Một mình một bóng vui là đặng
Giấc ngủ an lành dấy mộng ôm.
Anh
Đào
Ninh Kiều - Cần
Thơ
BÀI HỌA 9 :
GỞI ÔN
Tui đi rồi dớ lắm khôn ôn ?
Thôi ráng đi – vui vẻ với cồn
Mai mốt tui mua về củ sắn
Vài ngày ôn cuốc lại vồn môn
Trong nồi dẫu hết cua cùng cá
Ngoài hói còn đầy ết với tôm
Chừ cứ chờ thêm dăm bửa nữa
Đêm về hãy tạm lấy mền ôm.
Mộng
Tuyền
Châu Đốc - Cần
Thơ
BÀI HỌA 10 :
QUÀ GỞI
Mai về mụ có gởi chi ôn
Tội nghiệp ngày đêm lạnh lẻo cồn?
Liền bước ra vườn cắt nải chuối
Và vào trong bếp gói bịch môn
Trong ni nắng hạn khan cua cá
Ngoài nớ mưa dầm lắm tép tôm
Cứ nói với ôn mi chịu khó
Có người về sẽ gởi đồ ôm.
Kiều
Nga
Bạc
Liêu
BÀI HỌA 11 :
ÔN
RA HÀ NỘI
Đường ra Hà Nội một mình ôn
Ngoái lại quê hương trắng bãi cồn
Nhớ mãi từng hàng tre bụi hóp
Thương hoài mấy luồng sắn vồng môn
Đìa khô biết mượn ai mò cá ?
Ao cạn có nhờ người bắt tôm ?
Mụ tuổi già nua thân nhát lạnh
Soạn lồng nhóm lửa quạt than ôm.
Phượng Loan
Đồng Tháp
BÀI HỌA 12 :
AN ỦI
AN ỦI
Thì thôi đừng trách cứ chi ôn
Mụ cứ yên tâm ở lại cồn
Còn đó vài hàng tre bụi trúc
Và đây mấy luống cải vồng môn
Ao nông cầm rỗ mò cua cá
Hói cạn vác nò đơm tép tôm
Cuộc sống qua ngày là tạm đủ
Trăng ngà cũng có lúc mây ôm.
Hải
Lý
Pleiku
BÀI HỌA 13 :
HẠN HÁN
Ứ thì đành chịu rứa thôi ôn !
Nắng hạn làm nên nứt nẻ cồn
Thiếu gạo thì ăn ngô với sắn
Hụt tiền phải nấu cải cùng môn
Hói khô chẳng thể mò cua cá
Hồ cạn mầng răng đơm tép tôm
Bửa đói bửa no cầm cự được
Còn hơn không biết lấy chi ôm!
Tâm
Giao
Hạ
Long
BÀI HỌA 14 :
DANG DỞ TÌNH ÔN
Mụ đi dang dở lỡ làng ôn
Mưa lút dồng su gió lạnh cồn
Sương nhuộm lên hàng tre bụi chuối
Gió càn lên vồn sắn lùm môn
Hồ ao gờn gợn chìm tăm cá
Sông hói dập dềnh vắng bóng tôm
Nhìn lá thu rơi lòng quạnh quẻ
Hải Lệ
Ghềnh Ráng –
Quy Nhơn
BÀI HỌA 15 :
NÓI VỚI ÔN
Ừ thì ! thôi thế thế thôi ôn
Cái chuyện trăm năm biển lấn cồn
Giàu có bao người tre hóa mía
Nghèo hèn mấy kẻ sắn thành môn
Đã không có sức mò tôm cá
Thì chớ dày công dũi tép tôm
An phận tuổi già dừng vó ngựa
Mặc tình thiên hạ họ ấp ôm!
Hạ
Chi
Nha Trang –
Khánh Hòa
BÀI HỌA 16 :
DỚ ÔN
Tui ở trong ni thương dớ ôn
Dớ đêm thức trắng ở côi cồn
Nghe thu gọi gió rung
hàng chuối
Nhìn gió vờn thu lay lá môn
Nước cũng vồn lên đùa giỡn cá
Cua cùng ngoi dậy cọ mài tôm
Ôn thì….như thề hồi xuân lại
Chẳng quản thân già khắn khít ôm.
Hoàng Lan
Bà Điểm
– Sài Gòn
BÀI HỌA 17 :
LUYẾN TIẾC
Ra đi lòng nuối tiếc về ôn
Cái bữa quen nhau ở đưới cồn
Hò hẹn mấy lần ngoài gốc duối
Thì thầm bao bận trước vồng môn
Ôn thì hùng hục như loài cá
Tui lại lò mò tựa lũ tôm
Chuyện nớ khiến lòng thương dớ mãi
Dớ hàm râu cạ - dớ
vòng ôm.
Hương Thủy
Sóc Trăng
BÀI HỌA 18 :
NỔI DANH
Trăm người ai cũng biết về ôn
Nổi tiếng vang danh ở
xóm cồn
Mùa hạ gồng mình lên lật cỏ
Tháng mưa rướn cẳng tới trồng môn
Sông sâu chẳng ngại đi mò cá
Hồ rộng không từ tới rớ tôm
Chỉ tội đêm về sầu chiếc bóng
Âm thầm sương gió lạnh lùng ôm.
Hải Lý
Gò Nai –
Hà Tiên
BÀI HỌA 19:
BUỔI SÁNG BÊN ÔN
BUỔI SÁNG BÊN ÔN
Nắng mới bừng lên sáng phía ôn
Sáng bờ cát trắng sáng chân cồn
Đỉnh cao phơ phất đôi hàng liễu
Tầng thấp lưa thưa mấy khóm môn
Sông bỗng xanh thêm trơ mắt cá
Hồ càng trong nữa hiện râu tôm
Mặt trời thi thoảng ngừng tia sáng
Bở có làn mây lảng đảng ôm.
Như Nguyện
Đồng Nai
VNQT: Những bài xướng họa trên đây dùng nhiều từ địa phương thuộc vùng Nghệ-Tĩnh-Bình-Trị-Thiên mà cách phát âm và chính tả chỉ có người địa phương vùng đó mới biết đúng hay sai; thậm chí chính những người địa phương cũng có cách phát âm và chính tả khác nhau, do đó, việc biên tập theo ý một ai đó rất dễ gây tranh cãi. VNQT xin đăng nguyên văn email của tác giả Nguyễn Thanh Bá (không sửa từ nào) và mời các bạn hiện đang sống ở KHU 4 góp ý vào phần Nhận xét ở cuối bài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét