Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Đọc THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ Nghĩ Đến VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT - Tác Giả: Phạm Đức Nhì (Hoa Kỳ)


(Hà Nội cổ xưa - Ảnh: Internet)



THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ

Tạo hóa gây chi cuộc hý trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường.
*.
          (Bà Huyện Thanh Quan)

 *.*.*

Theo Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia, “Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long và chọn Huế làm kinh đô. Thăng Long mất địa vị đầu não của đất nước về chính trị và văn hóa. Bài thơ được viết sau thời kỳ này. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Tác giả tả cảnh mà ngụ tình. Cảnh thì tang thương, tình thì hoài cổ.”

Giáo sư Phạm Thế Ngũ cho rằng “Bài thơ nói lên nỗi đoạn trường của tác giả trước cảnh hoang tàn của cố đô đất Bắc.”

Về giá trị nghệ thuật, ông nhận định: “Nhìn chung, thơ Bà Huyện Thanh Quan đều có vô số những cái hay: chữ dùng khéo, chọn lọc, thích đáng, đối rất chỉnh, rất thần tình, ý hàm súc, lời trau chuốt, gọn, đẹp. Riêng bài thơ Thăng Long Thành Hoài Cổ cổ kính mà thanh thoát nhẹ nhàng, ước lệ mà có hồn, có cảm. Sự phối hợp của ý tưởng với thanh âm đã gây nên một thi điệu tự nhiên, uyển chuyển, hấp dẫn, khác xa những dòng chữ chắp nối công phu mà vẫn lủng củng, không hồn của đa số các bài thơ tiền Nguyễn.” (Wikipedia Tiếng Việt)

Chỗ độc đáo của Thăng Long Thành Hoài Cổ, theo tôi, là hàm lượng cảm xúc. Bất chấp bị gò bó, trói buộc bởi niêm luật vần đối của thể thơ, Bà Huyện Thanh Quan vẫn cố gắng biểu lộ được cảm xúc dạt dào của mình. Hình như từ trong mỗi chữ, mỗi câu đều ứa ra một dung dịch chứa đầy sự thương yêu, nỗi buồn đau, nuối tiếc của bà  đối với cố đô Thăng Long.

So sánh với thơ Đường luật của những nhà thơ cùng thời, bài Thăng Long Thành Hoài Cổ là một trong vài bài có giá trị nghệ thuật cao nhất, được ngợi ca nhiều nhất. Tuy nhiên, với con mắt nhìn của thơ ca hiện đại thì chữ dùng của bài thơ còn đầy vẻ khuôn sáo, ước lệ. Đặc biệt, chui vào cái rọ của thể thơ Đường luật tác giả đã phải xoay trở, luồn lách, tả xung, hữu đột với niêm luật vần đối để bày tỏ tâm sự của mình. Tuy thành công, nhưng dấu hiệu của sự gò bó đã thể hiện rõ nét trong dòng chảy của thơ.

Tôi không ác cảm với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Thuở mới tập làm thơ, những bài thơ tôi viết đầu tiên là thơ Đường luật. Chính những bài thơ đầy hào khí như Cảm Hoài của Đặng Dung, tâm tình hoài cổ sâu lắng như Thăng Long Thành Hoài Cổ, Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, hoặc lãng mạn kiểu đồng quê như Thu Điếu, Thu Ẩm, của Nguyễn Khuyến đã lôi cuốn tôi bước qua cánh cổng Thơ Ca.

Tác gi Phm Đc Nhì
Nhưng thi gian c lng l trôi. Gi đây Nàng Thơ đã có b mt mi. Các thi sĩ đã c công tìm tòi, th nghim nhiu th thơ “mi”, sao cho va gi được v ngt ca thơ ca, va ci trói cho người làm thơ khi nhng lut l quá kht khe, gò bó. Đâu là th thơ ti ưu ca thi ca đương đi? Công cuc chn la, tranh cãi còn chưa ngã ngũ. Nhưng chc chn đã có rt nhiu th thơ, mc đ khác nhau, cho phép người làm thơ thi nay được thoi mái hơn, t do hơn, th hin t thơ ca mình, và nh đó, có th d dàng đưa cm xúc ca mình, th tâm hn ca mình vào thơ.

Thơ Đường luật bỗng trở thành cô gái lỡ thì, thân hình khô cứng lại kênh kiệu, khó tính, bị những chàng trai trẻ ngoảnh mặt làm ngơ. Họ nhìn về hướng khác để tìm những cô gái đang xuân, vóc dáng, trang phục hợp thời hơn, hấp dẫn hơn, tính tình cởi mở hơn, gần gũi hơn với cái “gu” thẩm mỹ của thời đại mới.

Một người bạn thích thơ truyền thống cắc cớ hỏi tôi: “Nếu ở thời điểm này (2013) mà vẫn cứ thích làm thơ Đường luật thì có sao không?” Câu trả lời là: “Chẳng sao cả. Quả địa cầu sẽ chẳng vì thế mà nổ tung. Dĩ nhiên, làng thơ vẫn dang rộng vòng tay đón chào. Trên trang thơ của mình, trong cõi thơ của mình, thi sĩ là Hoàng Đế, có toàn quyền chọn lựa, quyết định. Từ tứ thơ, thể thơ, cách gieo vần, câu dài, câu ngắn, bài thơ dài hay ngắn, sử dụng các biện pháp tu từ…tuốt tuột. Không ai có thể chõ miệng vào bắt anh (chị) phải làm thơ kiểu này, kiểu nọ.”

Có một nhà thơ đã nói: “Làm thơ tự do giống như đánh tennis mà không có lưới.”

Lời phát biểu ấy đúng hay sai đến mức độ nào, xin để những người làm thơ tự do lên tiếng. Riêng tôi, nhân có hình ảnh của môn thể thao tennis, nghĩ đến thơ Đường luật, xin đưa ra một so sánh khác:
 “ Làm thơ Đường luật ở thời đại này giống như đánh tennis với đối thủ (là những nhà thơ khác) mà khi banh về đến phần sân của mình thì lưới đột nhiên được nâng cao hơn, đường biên sân phía bên sân đối thủ ngắn và hẹp hơn, mình chỉ được di chuyển không quá 2 bước, lần trước đánh banh bằng tay phải thì lần sau phải đánh banh bằng tay trái…” nghĩa là bị gò bó đủ mọi bề; đánh banh hợp lệ vào đúng phần sân phía bên kia đã là khó chứ đừng nói chi đến thể hiện sự nhanh nhẹn, nhạy bén nghệ thuật. Tranh tài kiểu này thi sĩ làm thơ Đường luật sẽ ở vào thế hạ phong, phần thua nhiều hơn phần thắng. Tạo được bài thơ nên vóc, nên hình đã mệt đứ đừ rồi, còn hơi, còn sức đâu mà để ý đến hồn thơ hay cảm xúc. 

Làm thơ, thưởng thức thơ, nói chung, là một thú vui tao nhã. Làm thơ Đường luật, xướng họa thơ Đường luật, đọc và thưởng thức thơ Đường luật nói riêng, là phương cách giải trí của các tao nhân, mặc khách. Ngoài nhu cầu đối âm, người làm thơ Đường luật phải biết cả đối ý (trong 2 câu thực và 2 câu luận). Do đó việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ Đường luật, theo tôi, được để ý kỹ hơn (đôi khi phải “chẻ sợi tóc làm tư”). Kết quả là người làm thơ Đường luật thường có khả năng dùng chữ chính xác hơn, đắt hơn, tinh tế hơn những người chuộng các thể thơ khác.

Đối với những vị chuộng thơ Đường luật, đã “quen” với thơ Đường luật, thích thù tạc xướng họa thơ Đường luật, thì chẳng việc gì mà phải từ bỏ cái thú vui tao nhã ấy. Xin cứ tiếp tục làm thơ để góp cho đời những bông hoa tươi đẹp. Xin cứ tiếp tục đọc thơ Đường luật để thưởng thức những cảm nghĩ, những rung động nhẹ nhàng, thanh thoát của người xưa.

Những quý vị làm thơ Đường luật, theo tôi,  như võ sĩ lên võ đài, rất ương ngạnh và oai hùng, chấp nhận chịu trói cả 2 tay, 2 chân để đấu với đối thủ. Khi bị bươu đầu sứt trán, hoặc nằm thẳng cẳng đo ván thì (dù không nói ra) thường cho là tại bị gò bó, trói buộc. Những quý vị đó quên rằng chính họ đã tình nguyện lên võ đài với tư thế ấy.

Rất mong nhận được phê bình, chỉ điểm, bổ khuyết của những người yêu thơ.

*.
PHẠM ĐỨC NHÌ 

……………….....
© Tác giả giữ bản quyền.
- Nguồn: dangxuanxuyen.blogspot.com.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét