Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

KÍNH HỌA BÀI THƠ "DẠI KHÔN" CỦA CỤ TRẦN TẾ XƯƠNG - Đức Hạnh cùng thi hữu





DẠI KHÔN
Thế sự đua nhau nói dại khôn
Biết ai là dại biết ai khôn?
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
Dại chốn văn chương ấy dại khôn
Nầy kẻ nên khôn đều có dại
Làm người có dại mới nên khôn
Cái khôn ai cũng khôn là thế
Mới biết trần gian kẻ dại khôn.
TRẦN TẾ XƯƠNG

HỌẠ:

NGẪM DẠỊ KHÔN
Ngu dại thói đời bảo chẳng khôn
Khôn mà như dại ấy là khôn
Thông minh khiêm nhượng làm như dại
Khôn kín hạ mình thật quả khôn
Điều dưỡng cái tâm...nào có dại
Đề phòng câu nói ...sẽ thành khôn
Việc xong rồi mới nghi mình dại
Như thế đều là chẳng được khôn!

LUẬN DẠI KHÔN
( Họa thơ Đức Hạnh)
Rách việc nhàn đàm chuyện dại khôn
Rằng : Sao bảo dại ? Thế nào khôn ?
Kiêu căng tự đắc khôn thành dại
Nhẫn nhịn ôn hòa dại hóa khôn
Xử thế phân - điều khôn lẽ dại
Giao tình chọn - kẻ dại người khôn
Dại khôn thiết nghĩ cần chiêm nghiệm
Để tránh phiền lòng dại với khôn !

LƠ NGƠ DẠI MÀ KHÔN !
Ai ai cũng thích được khen khôn
Thái quá thành ra lại mất khôn
Uống rượu quá đà nhiều lúc dại !
Chơi bời sả láng chẳng còn khôn
Nhãn tiền thất đức sinh con dại !
Qủa báo sau này cháu chẳng khôn
Quy luật trời ban khôn lại dại !
Lơ ngơ ngậm miệng thế mà khôn !
(Nguyễn Tiến– 7. 5 .2016 - NGA )

HỎI DẠI KHÔN
Phùng thời lũ dại lại hơn khôn
Tột bậc sang giàu hỏi dại khôn?
Chém chẳng lưu tỳ sao bảo dại?
Dìm không để vết rõ là khôn
Trèo lên chung đỉnh ngu hay dại?
Với đến ngai vàng giỏi khéo khôn
Sống gửi vinh thân nào phải dại?
Đời này mấy kẻ biết đường khôn?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét