Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

QUẢNG TRỊ - ĐẤT DỰNG NGHIỆP CỦA CHÚA TIÊN - Lê Ngọc Phái


QUẢNG TRỊ - ĐẤT DỰNG NGHIỆP CỦA CHÚA TIÊN

Trí, chí, nhân, kiên, dũng vẹn toàn
Nguyễn Hoàng phụng chỉ vượt đèo Ngang
Theo dòng Thạch Hãn tìm phương đỗ
Lên bãi Cồn Cờ hưởng phúc ban
Bách tính gần xa về nhộn nhịp
Hiền tài mới cũ đến lo toan
Quân thần binh tướng an dinh lũy
Đất lạ thân quen chẳng ngỡ ngàng.
Lê Ngọc Phái

Chú thích:

Nguyễn Hoàng là một người có đủ các đức tính: Trí, Chí, Nhân, Kiên và Dũng được xưng tụng là chúa Tiên tức là vị chúa Nguyễn đầu tiên đặt nền móng cho 9 đời chúa và 13 đời vua của vương triều Nguyễn, vì vậy ông cũng chính là Nguyễn Thái Tổ. Nguyễn Hoàng sinh ngày 28 tháng 8 năm 1525, con cụ Nguyễn Kim và bà Nguyễn Thị Mai, quê ở Gia Miêu Ngoại Trang, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê, Nguyễn Kim đã tìm cách khôi phục lại. Năm 1533, Nguyễn Kim lập con trai của Lê Chiêu Tông tên lên làm vua tức vua Lê Trang Tông. Năm 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng triều Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết. Vua Lê phong con trưởng của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông làm Lãng quận công, con thứ Nguyễn Hoàng là Hạ Khê hầu và được cầm quân chống Mạc, phong cho Lượng quốc công Trịnh Kiểm, chồng của bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo con gái Nguyễn Kim (chị ruột Nguyễn Hoàng) làm Thái sư thay Nguyễn Kim nắm giữ binh quyền.

Nguyễn Hoàng lập được chiến công, chỉ ba năm sau, được thăng Đoan Quận công (1548). Năm 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng triều Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết. Vua Lê phong con trưởng của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông làm Lãng quận công, con thứ Nguyễn Hoàng là Hạ Khê hầu và được cầm quân chống Mạc, phong cho Lượng quốc công Trịnh Kiểm, chồng của bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo con gái Nguyễn Kim (chị ruột Nguyễn Hoàng) làm Thái sư thay Nguyễn Kim nắm giữ binh quyền.

Nguyễn Hoàng lập được chiến công, chỉ ba năm sau, được thăng Đoan Quận công (1548).

Từ đây, Trịnh Kiểm bắt đầu thực hiện ý đồ tước bỏ dần thế lực của họ Nguyễn để tập trung quyền hành vào tay họ Trịnh. Trịnh Kiểm giết con trai cả của Nguyễn Kim là Tả tướng Lãng quận công Nguyễn Uông. Hiểu được âm mưu của anh rể, Đoan quận công Nguyễn Hoàng cáo bệnh, cốt giữ mình kín đáo hơn để Trịnh Kiểm khỏi nghi ngờ. Sau khi bàn bạc với cậu là Nguyễn Ư Dĩ, Nguyễn Hoàng ngầm sai sứ giả tới hỏi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn cái núi non bộ ở trước sân mà ngâm lớn rằng: Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân. Khi sứ giả về thuật lại câu ấy, Nguyễn Hoàng hiểu ý ngay. Ông nhờ chị ruột Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn Thuận Hóa là nơi xa xôi, đất đai cằn cỗi nên Trịnh Kiểm đã đồng ý và lên tâu với vua Lê Anh Tông cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa (1558). Vua Lê nghe theo và trao cho cờ tiết , mọi việc đều ủy thác cho Nguyễn Hoàng, chỉ cần mỗi năm nộp đủ thuế.

Năm 1558, Nguyễn Hoàng và gia quyến cùng các tướng Nguyễn Ư Dĩ, Mạc Cảnh Huống... và hàng nghìn đồng hương thân tín Thanh - Nghệ đi vào Thuận Hóa.

Sau mấy ngày đi, họ đã đến Cửa Việt, theo dòng Thạch Hãn về xây dinh trấn trên bãi cát Cồn Cờ của làng Ái Tử thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị.

Quan chức sở tại Thuận Hóa là Tống Phước Trị (quê ở Tống Sơn, Thanh Hóa) đã dâng nộp bản đồ, sổ sách trong xứ cho Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng, và theo phò tá ông.

Nguyễn Hoàng bắt đầu chiêu mộ dân, khuyến khích dân sản xuất, khai hoang lập ấp, giảm sưu thuế cho dân, ban bố hiệu lệnh nghiêm minh, thông cáo chiêu hiền đãi sĩ, nên toàn dân khắp vùng mến mộ.

Năm 1569, Nguyễn Hoàng ra Thanh Hóa yết kiến Lê Anh Tông, nộp quân lương giúp Nam triều đánh nhà Mạc, rồi đến phủ Thượng tướng lạy mừng Trịnh Kiểm. Đầu năm 1570, Trịnh Kiểm dâng biểu xin vua phong cho Nguyễn Hoàng trấn thủ luôn đất Quảng Nam, thay cho Nguyễn Bá Quỳnh, Nguyễn Hoàng làm Tổng Trấn Tướng Quân kiêm quản cả Xứ Quảng Nam và Xứ Thuận Hóa.

Sau khi từ Tây Đô (Thanh Hóa) về, Nguyễn Hoàng dời dinh về làng Trà Bát, nằm gần Ái Tử, chếch về phía đông bắc (nay là hai làng Trà Liên Đông, Trà Liên Tây, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong). Gọi là Dinh Trà Bát.

Năm 1593, Nguyễn Hoàng đem quân ra Bắc giúp họ Trịnh đánh dẹp, lập nhiều công lao.Vua Lê phong chức cho Nguyễn Hoàng là Thái úy Đoan Quốc Công. Trịnh Tùng (kế vị Trịnh Kiểm) vẫn ngầm ghen ghét, tìm cách giữ Nguyễn Hoàng lại, không cho về Thuận Hóa. Năm 1600, Nguyễn Hoàng giả cách nói đi dẹp loạn, rồi tự dẫn binh về Thuận Hóa. Từ đấy Nam Bắc phân biệt, bề ngoài thì làm ra bộ hòa hiếu, nhưng bề trong thì vẫn lo việc phòng bị để chống cự với nhau...

Nguyễn Hoàng thu phục nhân tâm, ổn định lòng dân và đời sống nhân dân, mở mang bờ cõi, tạo cho dân đời sông an bình, tôn trọng đạo Phật, xây dựng chùa chiền.

Ông mất ngày 20 tháng 7 năm 1613 tại Quảng Trị.

Ban đầu mộ của Nguyễn Hoàng táng ở Quảng Trị, về sau được cải táng lăng mộ chuyển về huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nguyễn Hoàng trấn thủ đất Thuận Quảng 55 năm, thọ 89 tuổi, vua Lê ban tước Cẩn nghĩa công, thụy là Cung Ý.

+ Lê Ngọc Phái sưu tầm từ tài liệu lịch sử

Hình ảnh: Nguồn Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét