HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA
(Tưởng nhớ Huyền Trân nhân kỷ niệm 674 năm ngày mất của bà)
Huyền Trân ái nữ của Nhân Tông
Vì nước đành quên phận má hồng
Vạn dặm trời Chiêm vời xứ sở
Hai châu Ô Lý mở non sông
Vâng lời cha dạy tròn câu hiếu
Phụng lệnh vua ban xót chữ tòng
Gương báu muôn đời còn sáng tỏ
Hương Tràng đất Việt rạng vầng đông.
Lê Ngọc Phái
Huyền Trân công chúa sinh năm 1287, là con gái của vua Trần Nhân Tông và em gái
vua Trần Anh Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô và Lý. Huyền
Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari. .Một năm sau đó, khi
hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm
1307, quốc vương Chế Mân băng hà. Thế tử Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang.
Theo tục nước Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Vua
Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu
Huyền Trân. Tháng 8 năm Mậu Thân (1308), Huyền Trân về đến Thăng Long. Theo di
mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn
(nay thuộcBắc Ninh) vào năm 1309, dưới
sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp
danh Hương Tràng. Bà mất ngày mồng 9 tháng Giêng năm Canh Thìn (1340).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét