Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

THANH THẢN - Lê Đăng Mành và Lê Văn Thanh

Bài xướng:   THANH THẢN

Tuột chân đưa đẩy đến nơi này
Thì hãy chơi đùa chớ quắt quay
Pháp rõ vô thường thôi bịn rịn
Thân nhìn bất tịnh chớ thày lay
Vào đời khốn quẩn cầm chua chát
Nhập cuộc lềnh bềnh ngậm đắng cay
Thanh thản an vui cùng hiện tại
Đi về đến ở nhẹ như bay
                              Lê Đăng Mành



Bài Họa:      TÙY DUYÊN

Duyên nợ đưa ta đến chốn này
Thuận thời theo thế đất trời quay
Dữ lành sướng khổ đành cam chịu
No đói đau buồn chẳng chuyển lay
Chướng ngại bình tâm xoay chuyển nghiệp
Khốn cùng quyết chí xóa chua cay
Lòng thành phước báo đời an lạc
Đi ở nhẹ nhàng như gió bay
                               28-11-2015

                             Lê Văn Thanh

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Xướng họa Giọng BìnhTrịThiên-Tưởng Niệm Lụt 23-10 !

 Ôông tha mà Bà chẳng tha
Mần cho cấy lụt hai ba tháng mười 
Xướng họa Tưởng niệm lụt 23-10

DỚ LỤT BỰA LÚC
Tháng mười bựa lúc dớ khôông eng
Cái lụt hăm ba* nác chạy queng
Lẩn quẩn xăn cuần ôông lẩy bẩy
Loay hoay túm đáy mụ chèng rèng
Chùm hum con đóc van đau rọt
Láo nháo thằng cu hoét dức neng
Trệt cẹng cấy dôông chừ vẫn khiếp
Trời răng đày đọa mãi dân quèn
Lê Đăng Mành

*Ôông tha mà Bà chẳng tha
Mần cho cấy lụt hai ba tháng mười

BÀI HỌA
RĂNG QUÊN LỤT NỚ
Dớ mãi quên mần răng được eng
Dà trôi ló lút nác vây queng
Ôông lo việc kết xong bè chuối 
Mụ quýnh tay quơ lấy chủi rèng
Gạo hết nghiêng nồi rang nạm bắp
Rọt đau dòm mệ nót khôông neng
Tháng Mười ngày kỵ hăm ba nớ
Khổ nạn dân đen lớp sôống quèn !
28/11/2015-17/10 Ất Mùi
Lão Trương Phương Ngữ


Dớ Lụt

Nác lụt bây chừ chẳng cáu eng
Hồi xưa lũ tới chạy loèng queng
Nương ngoài mấy cậu lo bè chuối
Xóm giữa vài o cột chủi rèng
Giã sắn đôi lần ui thỏa mẹng
Bơi đò mấy bận đã lòi neng
Lành chanh bọn dỏ đùa te tát
Khổ cực mà bui mãi xóm quèn.
Thích Tín Thuận
LẠT TIẾNG 
Đọc thơ dớ lục hay ghê eng.
Vô chộ răng mà lạ lại queng.
Vài chữ khó ri đành phải tập,
Dăm câu dễ ẹc đã trau rèng.
Ráng mà họa lại cho bui mẹng,
Cố viết mấy lời chớ chỏ neng.
Vẫn biết xa quê lâu lạt tiếng,
Thôi thì loi mót mấy câu quèn.
Hoành Trần
28/11/15
SỐ QUÈN
Lũ lụt năm ni khổ quá eng!
Quanh dà heo chạy cứ loeng queng
Trữa cươi nác lút lên trốc cúi
Trước cựa bùn lem xuốc chủi rèng
Chổng đít thằng cu đòi đủ thứ
Đập khu con bẹp khóoc đau neng
Dàu dàu nỗi khổ ai thương cảm
Chỉ biết ngồi than kiếp số quèn
phanho
LỤT THÁNG MƯỜI
Lụt nớ tài chi quên được eng
Mưa gào gió thổi nác bao queng
Cha tui  quờ quạng lo bơng ló
Lưa mạ khẩn trương vớt chủi rèng
Khoai luộc dá hoài thêm mỏi mẹng
Chè xeng nót mãi khiến tê  neng
Trâu heo gà vện tuôn về biển
Trời chẳng thương bao kiếp sôống quèn
Trần Ngộ (kính hoạ )
KHỔ LỤT
Năm tê lụt nậy dớ khôông eng
Ló ướt dà hư nác vỗ queng
Luớ quớ bo quần ôong lắp bắp
Loay quoay  vén áo mệ lèng èng
Lui cui con mụ van cực dọc
Luật quật thằng cha nói khổ reng
Trệt cựa gió vô lùa tốc mái
Trời mần mệt rứa khổ dân quèn
GM.Nguyễn Đình Diệm
 Đêm Kinh Hoàng
"Nương vận"
Bồồng con về Mạ tháng xa eng
Súng nổ, cả dà khiếp trốn queng
Lái đại xe cày, Ôông  lập cập
Vơ sơ mắm mói, Mạ chèng rèng
Run run, Mệ Nội mui bầm tím
Hoảng hốt, o mền mặt tái xeng
Dớ lại đêm tê, chừ vẫn lệnh
Trời thương: thoát nạn, đám dân quèn!

vs

XIN…- Ngọc Liên cùng thi hữu






“...Giữa cõi mịt mùng sao giữ được lòng, lòng trinh trong chẳng vấn vương, mà lo sống Tin Mừng...” (Lời bài hát )

XIN...

Giữa cõi nhân gian vốn mịt mùng
Không Ngài bước cạnh thấy mông lung
Lời yêu gió thoảng hồn ngơ ngác
Giọt mến mây đưa trí ngại ngùng
Muốn trọn đời này nên chứng tá
Mong cho cả kiếp sống Tin Mừng
Xin nguồn cứu độ như trời biển
Thánh hóa tâm tư biến đổi cùng.
Ngọc Liên
17.05.2015

BÀI HỌA:

“Con Người đến để tìm và cứu những gì đã hư hỏng” (Lc19,10)

VÂNG…
Người ban cõi thế thoát u mùng
Dẫn dắt đoàn con khỏi lạnh lung
Đi kiếm chiên con còn thất lạc
Tìm về tổ mẹ khỏi e ngùng
Chân tình cứu độ đầy ân đức
Thiện mỹ yêu người tỏa phúc mừng
Vĩnh biệt tội trần vâng Thánh ý
Hằng Mong Nhân Loại Mãi Theo Cùng…
Đức Hạnh
27.11.2015

" Can đảm lên ! Thầy đã thắng thế gian ! " (Ga 16.33)

PHÚC...

Vầng dương tỏ rạng nắng reo mừng
Gió trỗi lời ca cỏ ngượng ngùng
Lúa đẫy nho nồng hy hiến khởi
Chia bùi sẻ ngọt nghĩa tình nung
Niềm tin sống động không bờ bến
Cảm mến sinh sôi đến tận cùng
Tỏa sáng Danh Ngài Chân Thiện Mỹ
Quê trời hạnh phúc mái nhà chung.
Thanh Nguyên
18.5.2015

GIÀ RỒI ĐỦ CẢ-Nguyễn Đình Diệm và Thi Hữu !

GIÀ RỒI ĐỦ CẢ
Thơ Mời Họa
Già rồi lặng lẽ giữa đời chơi
Dạo núi thăm sông ngắm biển trời
Sáng biếc thông ru bờ đá thản
Ngày thanh gió hát bến chiều thơi
Buông danh thả lợi trần gian mộng
Ngửa mặt nhìn trăng thế sự cười
Cảm tạ Bồ Đề khai diệu pháp
Rằng ta đủ cả giữa muôn nơi
GM.Nguyễn Đình Diệm 28.11.2015
BÀI HỌA
CƠN MỘNG
Nếu rảnh xin mời bạn đến chơi
Cùng nhau giong ruổi bốn phương trời
Những ngày đối cảnh tâm an lạc
Mấy buổi lên thuyền dạ thảnh thơi
Rèn tính vị tha luôn học hỏi
Thương ai hoạn nạn chẳng chê cười
Cuộc đời ngắn ngủi như cơn mộng
Một chuyến hành trình sắp tới nơi.
Như Thu
SỐNG GIỮA TRẦN GIAN
Sống giữa trần gian tựa cuộc chơi
Thong dong tự tại hiểu cơ trời
Hận thù dứt bỏ thì an lạc
Ái ố ôm đồm chẳng thảnh thơi
Dạ thẳng lòng ngay luôn hạnh phúc
Trí thông tâm nhẹ mãi vui cười
Nắm tay san sẻ tình thân mến
Gieo hạt từ bi khắp mọi nơi...
Nhã MY
BÌNH THƯỜNG TÂM
Lên lão an nhàn cứ dạo chơi
Thung thăng đùa giỡn giữa mây trời
Sáng nhìn sương bủa lòng thanh thản
Chiều ngắm khói lùa dạ thảnh thơi
Bạn mến dịu dàng trong tiếng nói
Người thương đằm thắm ở câu cười
Cho dù cuộc thế luôn thay đổi
Vẫn sống bình thường khắp mọi nơi
Lê Đăng Mành
CON ĐƯỜNG BÁT NHÃ
Gìà rồi cụ cứ việc đi chơi
Dạo núi thăm sông viếng cảnh trời
Ngày xuống thả hồn cho thoải mái
Đêm về níu mộng để nhàn thơi
Trường danh ngồi ngắm bao người khóc
Chợ lợi nằm xem mấy kẻ cười
Bát Nhã soi đường vi diệu pháp
Bồ Đề cứu độ khắp nơi nơi
Trần Ngộ (Kính hoạ )
CỨ CHƠI
Mặc bóng dương tà, lão cứ chơi !
Còn lâu ta mới ghé chầu trời
Tay đưa bút ngọc đang lưu loát
Chân bước thang Bành vẫn thảnh thơi
Huyễn mộng bên đời vai rũ bỏ
Hư danh giữa chợ bụng ôm cười
Nam Tào có gọi xin thư thả
Bởi “ngộ” đang còn bận khắp nơi !
Nguyễn Gia Khanh
GIÀ SỐNG KHẮP NƠI
Vững bước đường đời lắm thú chơi
Ngao du Nam Bắc tận tầng trời
Giang san cẩm tú tình phiêu lãng
Đất nước yêu kiều mộng thảnh thơi
Hệ lụy buông tay ngâm tiếng khóc
Phong trần ngửa mặt bậc tràng cười
Tuổi già vẫn cứ cùng năm tháng
Vác túi ba lô sống khắp nơi
Hải Rừng
28/11/2015
ĐỂ
Lăn lóc chưa tàn vãn cuộc chơi
Hồn thăng thong thả gửi mây trời
Dù ai mai mỉa chê cơi cạn
Riêng tớ tự trào ngợi giếng thơi
Mới đó tựa bò quên nón đội
Giờ đây như nghé sún răng cười
Để cho thế sự tuôn dòng chảy
Xin thấm nhân tình khắp mọi nơi. 
Phan Tự Trí – 28/11/2015 
CẢM TẠ BẠN THƠ
Già tôi thường chỉ dạo đồng chơi
Đáy giếng tham quan một khoảng trời.
Túi rỗng rau dưa tìm phúc ấm
Chân gầy vần luật tạo an thơi.
Thôn làng đổi mới hoa đua nở
Tâm bút ghi nhanh nét đáng cười.
Cảm tạ bạn thơ mời viết họa
Gà què biết kiếm tứ nao nơi !
Trần Như Tùng
 VUI TU ỔI GI À
Thất thập buông tay để rảnh chơi
Mong gì hơn nữa ,cám ơn trời
Cơm rau đạm bạc lòng no đủ
Tâm trí nhẹ nhàng dạ thảnh thơi 
Bè bạn gặp nhau  ôn  khối chuyện
Câu thơ  lạc vận  mỏi  môi cười
Cuộc đời  nhẹ nhỏm như mây trắng
Phiêu lãng bầu trời khắp mọi nơi !
NS
CUỘC VIỄN DU
Thỏa đời cuộc lãm viễn du chơi
Lúc ruổi chân mây,lúc cuối trời
Dốc rượu vung bầu ca thản thảnh
Gom từ vẫy bút viết thanh thơi
Trong say trí quẫn quên dần khóc
Giữa tỉnh lòng vui nhớ mãi cười
Góp bọt làm nên con sóng cưỡi
Cho lòng hà hải đến ngàn nơi…
Lý Đức Quỳnh 30.11.2015

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

I LOVE YOU – Đức Hạnh cùng thi hữu





I LOVE YOU
(Chiết tự khoán thủ)

In hoa gửi mộng – mộng không hờ
Lòng trải trăng sao dệt ước mơ
Ong tỏ lời yêu tràn cảm xúc
Ve ngân khúc nhạc thoả mong chờ
Em vời cánh én mùa xuân tới
Yêu mãi trang đời khúc nhạc thơ
bế thời gian gom kỷ niệm…
tình biển nhớ … đẹp vô bờ.

BÀI HỌA:

MỘT GÓC ĐỜI

Im lặng đàn chim lướt nhẹ hờ
Lẽ đời cũng thế chỉ vì mơ
Ong vờn khóm lá ngày xuân tới
Ve rộn hàng tre buổi hạ chờ
n mộng tìm hương về kết tổ
Yến sào đợi nắng sưởi trăng thơ
Om sòm tiếng sóng trào trên bãi
Uốn lượn cùng mây bỏ lại bờ ./.
Nguyên Nhật
26.11.2015


WHISPER YOUR NAME 
      (Gọi thầm tên em)

In bóng chiều đan nắng vọng hờ
Way (quay) về sâu thẳm những hoài mơ
Hoàng hôn lá khép râm mờ lối
Im giấc tình si ngập nỗi chờ
Se sắc tim lòng sầu vạn nẻo
Phôi phai ý mộng gởi ngàn thơ
Em như khoảng cách mây và núi
Rộn tiếng bâng khuâng tận bến bờ.

Yên lặng đêm thâu một dải bờ
O tròn trăng mộng rớt hồn thơ
U tình một thuở say ân ái
Ruồng rẫy đôi vai mỏi gánh chờ
Người khuất xa dần mây cuối nẻo
Ai như đau xót cõi trời mơ
Một mai thức dậy ươm hình bóng
Em có nghe chăng ! tiếng gọi...hờ .
Tuan Nguyen
26.11.2015

VỊNH CỘT CỜ-LĐM và Thi Hữu

BÀI XƯỚNG
VỊNH CỘT CỜ
Giữa trời sừng sững lại bon chen
Cũng bởi do đời đã đặt tên
Ngất ngưởng dây luồn qua mấy lỗ…
Lều khều cột cõng đến bao phen…
Ngông nghênh mặt vác chờ ca tụng
Đỏng đảnh thân trồng ngóng ngợi khen
Ngay thẳng mà sao còn quỵ lụy
Mỗi lần thay chủ thượng cờ lên
Lê Đăng Mành
BÀI HỌA
VỊNH CỘT CỜ
Xa lánh một mình tưởng khỏi chen
Thân còn chẳng tiếc kể chi tên
Sao dời ngạo nghễ qua bao bận
Vật đổi luông tuồng biết mấy phen.
Tre nứa hồi xưa không kẻ ngán
Sắt đồng hiện đại ít người khen
Trời trồng phận cột chưa cho chết
Thầy tớ ngửa đầu cứ ngóng lên.
Phan Tự Trí – 27/11/2015
VỊNH LÁ CỜ
Sừng sững trời cao vậy cũng chen
Màu cờ…sắc áo kẻ xưng tên
Bao thu phất phới mong ca ngợi
Mấy hạ phì phà đợi  tụng khen
Vênh váo kìa ai khi được thế
Co ro nọ kẻ lúc không phen
Vô tri tấm vải mà đa sự
Đổi chủ thay cờ lại thượng lên
GM.nguyễn Đình Diệm
TÌNH ĐỜI 
(Hoạ nương vận )
Tình đời ai cũng muốn đua chen
Tiểu tốt nên người khó nhớ tên
Cơm gạo nhọc nhằn qua mấy bận
Bạc tiền túng thiếu trải đôi phen
Aó xơ kiệt xác nhiều anh nhạo
Giày mới nhàn thân lắm ả khen
Ba vạn sáu ngàn ngày có mấy
Thảnh thơi thơ rượu dạo đàn lên !
Trần Ngộ
CỘT CỜ LÀNG QUÊ
Một mình đứng đó chẳng ai chen
Nhờ việc chuyên làm mới có tên.
Dân lính nghiêm trang nhìn lắm buổi
Gió mưa xô dập đã nhiều phen.
Thẳng ngay dáng dấp cho đời trọng
Vững trãi tâm can đáng tiếng khen.
Đất nước tượng trưng riêng một cõi
Chào cờ trung hiếu sáng bừng lên !
Trần Như Tùng

Vượt Khe Đời - chùm thơ 3 bài của Hiến Minh



Tác giả Nguyễn Hiến Minh


Thơ: Hiến Minh

Vượt Khe Đời

Chốn bụi hồng lắm cảnh nhiễu nhương
Nghĩa tình giải hóa bớt đau thương
Nụ cười hiền dịu chuyền hơi ấm
Ánh mắt trong lành lan tỏa hương
Tiếng hát lên non tìm suối lạ
Lời thơ ru bóng vượt đêm trường
Khe đời xói lỡ chân ta nhón
Tay nắm dìu nhau đến cuối đường


Lời Chào Bác
Kính gửi các huynh hữu CLB  thơ Đôi Dòng Ô Lâu

Quang cảnh nhà huyên vắng khác thường
Người đi hoa trái rũ bên nương
Ân tình trăm mối nhưng đành vậy
Lỗi phải lắm bề cũng phải buông
Mấy cụm hoa hồng khe khẽ động
Một dàn thiên lý nhạt nhòa hương
Thay lời chào bác nơi đầu ngõ
Xin cảm ơn người đã nhớ thương.

Tu và Tình

Tu -  theo chánh đạo… chớ vờ tu
Là phải chăn con thú thất phu
Cội áo chùng đen – lòng hướng Chúa
Phúc cà sa ánh – ý thiền từ .
Tình yêu thánh thiện lòng thêm sáng
Là nhụy hoa thơm chốn giãn thư
Giây phút yếu lòng xin trở gót
Oan khiên Phật tự - Giáo đường hư

HM
lehieunguyen91@gmail.com

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

NỤ QUỲNH TRONG ĐÊM - Sông Thu





NỤ QUỲNH TRONG ĐÊM

Trăng sáng mơn man khắp nụ quỳnh
Một màu trắng bạc, ánh lung linh
Đoá hoa rạo rực giờ khoe sắc
Vòi nhuỵ xôn xao phút chuyển mình
Thoang thoảng dịu dàng hương toả ngát
Dập dờn diễm ảo cánh rung rinh
Phải chăng kiều nữ trong vườn mộng
Đến gặp ta đây để tự tình?


Sông Thu

Đọc THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ Nghĩ Đến VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT - Tác Giả: Phạm Đức Nhì (Hoa Kỳ)


(Hà Nội cổ xưa - Ảnh: Internet)



THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ

Tạo hóa gây chi cuộc hý trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường.
*.
          (Bà Huyện Thanh Quan)

 *.*.*

Theo Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia, “Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long và chọn Huế làm kinh đô. Thăng Long mất địa vị đầu não của đất nước về chính trị và văn hóa. Bài thơ được viết sau thời kỳ này. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Tác giả tả cảnh mà ngụ tình. Cảnh thì tang thương, tình thì hoài cổ.”

Giáo sư Phạm Thế Ngũ cho rằng “Bài thơ nói lên nỗi đoạn trường của tác giả trước cảnh hoang tàn của cố đô đất Bắc.”

Về giá trị nghệ thuật, ông nhận định: “Nhìn chung, thơ Bà Huyện Thanh Quan đều có vô số những cái hay: chữ dùng khéo, chọn lọc, thích đáng, đối rất chỉnh, rất thần tình, ý hàm súc, lời trau chuốt, gọn, đẹp. Riêng bài thơ Thăng Long Thành Hoài Cổ cổ kính mà thanh thoát nhẹ nhàng, ước lệ mà có hồn, có cảm. Sự phối hợp của ý tưởng với thanh âm đã gây nên một thi điệu tự nhiên, uyển chuyển, hấp dẫn, khác xa những dòng chữ chắp nối công phu mà vẫn lủng củng, không hồn của đa số các bài thơ tiền Nguyễn.” (Wikipedia Tiếng Việt)

Chỗ độc đáo của Thăng Long Thành Hoài Cổ, theo tôi, là hàm lượng cảm xúc. Bất chấp bị gò bó, trói buộc bởi niêm luật vần đối của thể thơ, Bà Huyện Thanh Quan vẫn cố gắng biểu lộ được cảm xúc dạt dào của mình. Hình như từ trong mỗi chữ, mỗi câu đều ứa ra một dung dịch chứa đầy sự thương yêu, nỗi buồn đau, nuối tiếc của bà  đối với cố đô Thăng Long.

So sánh với thơ Đường luật của những nhà thơ cùng thời, bài Thăng Long Thành Hoài Cổ là một trong vài bài có giá trị nghệ thuật cao nhất, được ngợi ca nhiều nhất. Tuy nhiên, với con mắt nhìn của thơ ca hiện đại thì chữ dùng của bài thơ còn đầy vẻ khuôn sáo, ước lệ. Đặc biệt, chui vào cái rọ của thể thơ Đường luật tác giả đã phải xoay trở, luồn lách, tả xung, hữu đột với niêm luật vần đối để bày tỏ tâm sự của mình. Tuy thành công, nhưng dấu hiệu của sự gò bó đã thể hiện rõ nét trong dòng chảy của thơ.

Tôi không ác cảm với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Thuở mới tập làm thơ, những bài thơ tôi viết đầu tiên là thơ Đường luật. Chính những bài thơ đầy hào khí như Cảm Hoài của Đặng Dung, tâm tình hoài cổ sâu lắng như Thăng Long Thành Hoài Cổ, Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, hoặc lãng mạn kiểu đồng quê như Thu Điếu, Thu Ẩm, của Nguyễn Khuyến đã lôi cuốn tôi bước qua cánh cổng Thơ Ca.

Tác gi Phm Đc Nhì
Nhưng thi gian c lng l trôi. Gi đây Nàng Thơ đã có b mt mi. Các thi sĩ đã c công tìm tòi, th nghim nhiu th thơ “mi”, sao cho va gi được v ngt ca thơ ca, va ci trói cho người làm thơ khi nhng lut l quá kht khe, gò bó. Đâu là th thơ ti ưu ca thi ca đương đi? Công cuc chn la, tranh cãi còn chưa ngã ngũ. Nhưng chc chn đã có rt nhiu th thơ, mc đ khác nhau, cho phép người làm thơ thi nay được thoi mái hơn, t do hơn, th hin t thơ ca mình, và nh đó, có th d dàng đưa cm xúc ca mình, th tâm hn ca mình vào thơ.

Thơ Đường luật bỗng trở thành cô gái lỡ thì, thân hình khô cứng lại kênh kiệu, khó tính, bị những chàng trai trẻ ngoảnh mặt làm ngơ. Họ nhìn về hướng khác để tìm những cô gái đang xuân, vóc dáng, trang phục hợp thời hơn, hấp dẫn hơn, tính tình cởi mở hơn, gần gũi hơn với cái “gu” thẩm mỹ của thời đại mới.

Một người bạn thích thơ truyền thống cắc cớ hỏi tôi: “Nếu ở thời điểm này (2013) mà vẫn cứ thích làm thơ Đường luật thì có sao không?” Câu trả lời là: “Chẳng sao cả. Quả địa cầu sẽ chẳng vì thế mà nổ tung. Dĩ nhiên, làng thơ vẫn dang rộng vòng tay đón chào. Trên trang thơ của mình, trong cõi thơ của mình, thi sĩ là Hoàng Đế, có toàn quyền chọn lựa, quyết định. Từ tứ thơ, thể thơ, cách gieo vần, câu dài, câu ngắn, bài thơ dài hay ngắn, sử dụng các biện pháp tu từ…tuốt tuột. Không ai có thể chõ miệng vào bắt anh (chị) phải làm thơ kiểu này, kiểu nọ.”

Có một nhà thơ đã nói: “Làm thơ tự do giống như đánh tennis mà không có lưới.”

Lời phát biểu ấy đúng hay sai đến mức độ nào, xin để những người làm thơ tự do lên tiếng. Riêng tôi, nhân có hình ảnh của môn thể thao tennis, nghĩ đến thơ Đường luật, xin đưa ra một so sánh khác:
 “ Làm thơ Đường luật ở thời đại này giống như đánh tennis với đối thủ (là những nhà thơ khác) mà khi banh về đến phần sân của mình thì lưới đột nhiên được nâng cao hơn, đường biên sân phía bên sân đối thủ ngắn và hẹp hơn, mình chỉ được di chuyển không quá 2 bước, lần trước đánh banh bằng tay phải thì lần sau phải đánh banh bằng tay trái…” nghĩa là bị gò bó đủ mọi bề; đánh banh hợp lệ vào đúng phần sân phía bên kia đã là khó chứ đừng nói chi đến thể hiện sự nhanh nhẹn, nhạy bén nghệ thuật. Tranh tài kiểu này thi sĩ làm thơ Đường luật sẽ ở vào thế hạ phong, phần thua nhiều hơn phần thắng. Tạo được bài thơ nên vóc, nên hình đã mệt đứ đừ rồi, còn hơi, còn sức đâu mà để ý đến hồn thơ hay cảm xúc. 

Làm thơ, thưởng thức thơ, nói chung, là một thú vui tao nhã. Làm thơ Đường luật, xướng họa thơ Đường luật, đọc và thưởng thức thơ Đường luật nói riêng, là phương cách giải trí của các tao nhân, mặc khách. Ngoài nhu cầu đối âm, người làm thơ Đường luật phải biết cả đối ý (trong 2 câu thực và 2 câu luận). Do đó việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ Đường luật, theo tôi, được để ý kỹ hơn (đôi khi phải “chẻ sợi tóc làm tư”). Kết quả là người làm thơ Đường luật thường có khả năng dùng chữ chính xác hơn, đắt hơn, tinh tế hơn những người chuộng các thể thơ khác.

Đối với những vị chuộng thơ Đường luật, đã “quen” với thơ Đường luật, thích thù tạc xướng họa thơ Đường luật, thì chẳng việc gì mà phải từ bỏ cái thú vui tao nhã ấy. Xin cứ tiếp tục làm thơ để góp cho đời những bông hoa tươi đẹp. Xin cứ tiếp tục đọc thơ Đường luật để thưởng thức những cảm nghĩ, những rung động nhẹ nhàng, thanh thoát của người xưa.

Những quý vị làm thơ Đường luật, theo tôi,  như võ sĩ lên võ đài, rất ương ngạnh và oai hùng, chấp nhận chịu trói cả 2 tay, 2 chân để đấu với đối thủ. Khi bị bươu đầu sứt trán, hoặc nằm thẳng cẳng đo ván thì (dù không nói ra) thường cho là tại bị gò bó, trói buộc. Những quý vị đó quên rằng chính họ đã tình nguyện lên võ đài với tư thế ấy.

Rất mong nhận được phê bình, chỉ điểm, bổ khuyết của những người yêu thơ.

*.
PHẠM ĐỨC NHÌ 

……………….....
© Tác giả giữ bản quyền.
- Nguồn: dangxuanxuyen.blogspot.com.