Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

KHÚC THỪA DỤ - Lê Ngọc Phái



Tưởng nhớ Khúc Thừa Dụ 
nhân 1107 năm ngày mất của ông (23.7.907-23.7.2014)






Đền thờ Khúc Thừa Dụ ở thôn Cúc Bồ, xã Kiến Cúc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương



Khúc Thừa Dụ khởi nghiệp Giao Châu

Dân chúng theo ông chống giặc Tàu

Chỉnh đốn binh quyền thêm vững chắc

Kiện toàn lực lượng để dài lâu

Nhà Đường suy yếu đành công nhận

Đất Việt mừng vui thỏa nguyện cầu

Khép lại nghìn năm thời Bắc thuộc

Xây nền tự chủ rạng muôn sau.



                                 

Khúc Thừa Dụ quê ở Trang Cúc Bồ (nay thuộc xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương). Năm  906, trong châu có loạn, dân chúng cử Khúc Thừa Dụ lên làm tiết độ sứ để cai trị Giao Châu. Nhà Đường bấy giờ đang suy yếu đành phải chấp nhận. Khúc Thừa Dụ xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng chính quyền đô hộ nhưng thực chất là một chính quyền độc lập. Ông được xem là người mở đầu chính sách ngoại giao khôn khéo của người Việt đối với phương Bắc “độc lập thực sự, thần thuộc trên danh nghĩa”.  Lịch sử ghi nhận công lao của ông  như là người đầu tiên đặt cơ sở lấy lại nền độc lập dân tộc từ khi nước Nam Việt rơi vào tay nhà Hán, đưa dân Việt thoát khỏi ách thống trị hơn 1000 năm của phương Bắc. Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất. Dù ông không xưng vương xưng đế, nhưng đời sau nhớ ơn và gọi ông là Khúc Tiên chủ.


Con ông là Khúc Hạo hay Khúc Thừa Hạo lên thay cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Nhà Hậu Lương lên thay nhà Đường công nhận Khúc Hạo làm “An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ”. Khúc Hạo đã kế tiếp sự nghiệp của cha một cách tài tình để củng cố sự nghiệp độc lập của Việt Nam lúc đó từ tay Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét